We provide unique blogger themes

Our themes are designed with top notch features to match our users demands

Our Services

We are Unique Experts

Creativity

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Design

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Inspiration

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Awesome

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Compatibility

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Latest Made

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod.sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Niềm vui ấy nằm trong lòng chúng ta, tự bản thân ta cảm nhận trong mắt nhìn, trong tai nghe, trong da thịt, trong hơi thở khi hòa điệu với đời sống.
Ngày hôm nay, tôi thức dậy như mọi ngày, làm những việc như hàng ngày. Mọi thứ không có gì mới mẻ hay đổi thay.
Tôi chỉ muốn cười vậy thôi, không bởi vì sao. Ảnh: Instagram.


Tôi bước ra khỏi nhà, khóa cổng, băng qua ngã tư nhỏ và đến giữa khoảng sân rộng của khu chung cư cao tầng.

Gió như mọi ngày, thổi lật tóc bay vạt sang một bên.

Đưa tay vuốt lại đám tóc xòa lên mắt.

Người phụ nữ ấy ngồi ở góc sảnh tòa nhà nghỉ ngơi sau khi thể dục sáng.

Cặp vợ chồng già ấy đi bộ bên cạnh nhau. Như mọi khi, ngước lên nhìn trời.

Tôi mỉm cười với mình, hay là với trời xanh, với gió, với những người có thể không nhìn thấy nụ cười của tôi.

Hôm nay, một niềm vui len vào tôi, hoặc đã ở sẵn trong tôi. Tôi chẳng biết mình mỉm cười vì điều gì. Chỉ rất muốn mỉm cười, thế thôi.

Tôi đến sở làm và bắt đầu một ngày như mọi ngày.

Gặp gỡ vẫn những gương mặt ấy.

Bề mặt của cuộc sống gần như không đổi thay.

Chẳng vì điều đặc biệt nào, trong lúc đối diện với màn hình máy tính, tôi mỉm cười lơ đễnh, bỗng đưa tay chống cằm như thiếu nữ mơ mộng tuổi hai mươi. Khoảnh khắc đó ngắn ngủi, nhưng không luyến tiếc.

Tôi hòa vào nhịp điệu vừa lặng lẽ vừa cấp tập của công việc. Cảm thấy mọi người, mọi thứ đang hòa hợp với nhau rất nhịp nhàng, từng lời nói, cử chỉ, tiếng cười, lẫn tiếng gõ nhịp bàn phím và tiếng lòng tôi.

Ngày hôm ấy, nụ cười - không phải bởi điều gì - thường trực trên môi tôi, ngay cả khi tôi không cười thành tiếng hay mỉm cười.

Tôi chỉ muốn cười vậy thôi, không bởi vì sao.

Về đến khu chung cư cao tầng gần nhà, trời mịt tối. Một lần nữa ngước mắt nhìn lên, một đàn chim trắng giăng hình mũi tên bay qua nóc tòa nhà, ngang qua hàng cây, đẹp như một nụ cười.

Tôi mỉm cười, không bởi điều gì cụ thể. Đàn chim đã bay xa.

Lòng tôi cứ muốn mỉm cười vậy.

Có người bạn thường hỏi tôi “Hôm nay có gì vui không?” Tôi thường trả lời theo lối xã giao, “Bình thường như mọi ngày. Không có gì đặc biệt”.

Thực ra, tôi muốn nói: Chỉ cần giây phút này được an nhiên tự tại thì mỗi ngày đều là một ngày vui.

Tôi vui bởi từ tận sâu thẳm trong tâm hồn, thanh thản. Ảnh: Pinterest.

Ngày vui không bởi một sự kiện nào. Dựa vào sự kiện, hóa ra phần lớn cuộc đời chúng ta đều buồn rầu, nhàm chán biết bao. Sự kiện là thứ lướt qua, nhịp sống mới là vĩnh cửu.

Ngày vui không phải bởi nhịp điệu bề mặt của đời sống rộn ràng. Dựa vào điều đó, thấy mỗi ngày đều chỉ là những lối đi mòn mỏi. Ngã tư ấy. Con đường ấy. Công việc ấy. Con người ấy. Có mấy ngày mà chúng ta thoát được khỏi nhịp điệu quen thuộc? Sống chỉ trông chờ vào những chuyến đi xa và du lịch hay sao?!

Ngày vui không bởi có ai đó đem đến niềm vui cho mình. Va chạm với nhau phần nhiều là thương tổn, rạn vỡ, thậm chí khổ đau, tuyệt vọng… Có lẽ đừng nên trông chờ ai đó mang món quà niềm vui đến bấm chuông giao tận cửa, lòng sẽ nhẹ nhõm hơn.

Khi ta tập trung vào giây khắc hiện tại, gạt bỏ đi tất cả những lệ thuộc vào sự kiện, nhịp điệu, con người ở bề mặt, ta sẽ thấy mỗi ngày đều là những mới mẻ. Niềm vui ấy nằm trong lòng chúng ta, tự bản thân ta cảm nhận trong mắt nhìn, trong tai nghe, trong da thịt, trong hơi thở khi hòa điệu với đời sống.

Mỗi ngày vì thế đều muốn nói và có thể nói “Ngày hôm nay tôi vui không phải vì sự kiện gì chợt đến trong cuộc sống. Tôi vui bởi từ tận sâu thẳm trong tâm hồn, thanh thản”.

Đó là niềm vui thuần khiết của hiện tại này, và của tôi khoảnh khắc này.

Hạnh phúc không chỉ là sự nối tiếp những niềm vui, dù nó có thể bao gồm cả niềm vui.

Câu chuyện về hạnh phúc dường như muôn thuở. Có lẽ, đó là từ được nhắc đến trên môi chúng ta rất nhiều trong đời.

Tất cả điều chúng ta nói với nhau từ đầu đến giờ rút cùng cũng không nằm ngoài chuyện đó: Làm sao để sống hạnh phúc, mãn nguyện?

Lựa chọn hạnh phúc cho chính mình, là điều tuyệt vời.

Tôi từng rất nghi ngại khi phải nói đến hai chữ này: Hạnh phúc. Đó thực sự là gì?

Thường bắt gặp những hình ảnh khoa trương về một công việc như ý, một gia đình như mơ, một cuộc sống lấp lánh sắc màu với đầy những cuộc hò hẹn, mua sắm, gặp gỡ, nghỉ ngơi, tận hưởng. Tự gọi đó là “hạnh phúc”.

Đối nghịch lại, thấy không ít tiếng than bất hạnh, kém may mắn vì không được sống một cuộc đời như vậy.

Cũng có không ít lời than phiền rằng tại sao sống một cuộc sống đủ đầy lại không cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện?! Luôn cảm thấy đời sống bất toàn mà không hiểu vì đâu.

Hóa ra, cũng giống như những xúc cảm khác, hạnh phúc là cảm nhận. Nó đến từ bên trong và thuộc về chúng ta. Thế thì mọi hào nhoáng khoa trương bên ngoài chỉ là cái vỏ của hạnh phúc mà thôi.

Hạnh phúc theo đó không phải là vật chất hữu hình để “đạt đến”. Lấy được một tấm chồng như ý muốn không có nghĩa được cộp dấu “hạnh phúc” cả đời. Tìm được công việc lương cao hay kiếm nhiều của cải vật chất không đảm bảo cho chúng ta cảm thấy mãn nguyện với đời mình.

Hạnh phúc - đó là điều đi kèm những trải nghiệm trong cuộc sống. Bên người chồng người vợ ấy, chúng ta đã đối đãi với nhau ra sao? Cùng người bạn ấy, chúng ta đã cư xử thế nào?
Hạnh phúc là mở lòng và đón nhận. Hạnh phúc là thấu hiểu và từ bi. Ảnh: Guu.


Với cuộc đời của mình, chúng ta đã làm gì để tạo tác hay chỉ lười biếng mong cầu những vận may? Điều chúng ta làm, hành động của chúng ta sẽ quyết định hạnh phúc của chúng ta, cho chúng ta biết hạnh phúc hay bất hạnh.

Hạnh phúc cũng không chỉ là sự nối tiếp những niềm vui, dù hạnh phúc có thể bao gồm cả niềm vui. Không có ai sống trong “hội hè miên man”, không có ai ăn tiệc cả ngày, không có ai cười vui cả đời.

Chúng ta tưởng chúng ta vui vẻ, hạnh phúc khi được thỏa mãn mình bằng những thứ bên ngoài. Nhưng niềm hạnh phúc của chúng ta thực ra lại là cách cảm nhận của chúng ta với tất thảy cuộc sống này, kể cả với nỗi buồn niềm đau, với thương tổn và hoàn cảnh éo le.

Chúng ta có thể chọn lối sống tích cực, nhưng để hạnh phúc thì phải mở lòng ra với nó. Hạnh phúc là mở lòng và đón nhận. Hạnh phúc là thấu hiểu và từ bi.

Từ cổ chí kim, thói quen trì hoãn khiến không ít người mất cơ hội. Đại thi hào Victor Hugo đã buộc phải thay đổi thói quen để hoàn thành cuốn sách để đời.

Mùa hè năm 1830, Victor Hugo đối mặt hạn nộp bản thảo bất khả thi. Một năm trước, đại thi hào người Pháp thỏa thuận với nhà xuất bản rằng ông sẽ viết tác phẩm mới mang tên The Hunchback of Notre Dame (Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris).
Nhưng suốt một năm ròng, thay vì ngồi viết những trang sách, tác giả nổi tiếng theo đuổi các buổi tiệc tùng ngoại giao và công việc khác, trì hoãn nhiệm vụ sáng tác.
Điều đó khiến nhà xuất bản tỏ ra thất vọng, thậm chí khó chịu vì nhà văn liên tục trễ hẹn hết lần này đến lần khác.
Cuối cùng, họ yêu cầu Hugo hoàn thành bản thảo vào tháng 2/1831 - chỉ còn chưa đầy 6 tháng.
Victor Hugo day chung ta nhung gi ve ‘can benh’ tri hoan? hinh anh 1 1_TG3KoxLWGo0438vMWs2sBw.jpeg
"Căn bệnh" trì hoãn khiến Victor Hugo liên tục chần chừ hoàn thành tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris. Ảnh: Medium.
Để đánh bại sự trì hoãn, Victor Hugo gom toàn bộ quần áo ra khỏi phòng ngủ, giao cho người hầu. Trong hồi ký của vợ nhà văn, bà tiết lộ rằng ông chỉ mua một chiếc khăn choàng lớn màu xám, quấn quanh người.
Không có quần áo mặc, không thể ra ngoài, nhà văn không còn muốn rời khỏi nhà và bớt sự phân tâm. Việc chui vào chiếc khăn choàng cũng là cách để ông nhập vào thế giới tiểu thuyết mà mình tạo ra.
Chiến thuật của Victor Hugo đã có tác dụng. Ông chú tâm viết lách mỗi ngày, say mê trong những trang bản thảo. Nhà văn người Pháp sáng tác suốt mùa thu tới mùa đông năm 1830. Cuối cùng, The Hunchback of Notre Dame được xuất bản sớm hai tuần so với dự kiến, ngày 14/1/1831.

“Căn bệnh Akrasia” - hiệu ứng từ cổ chí kim
Nhân loại đã trì hoãn trong nhiều thế kỷ. Ngay cả những nghệ sĩ có năng lực sáng tác bền bỉ như Victor Hugo cũng không tránh khỏi xao nhãng vì những yếu tố của cuộc sống thường ngày.
Trên thực tế, đây là vấn đề không bao giờ chấm dứt, đến mức các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Socrates và Aristotle còn dùng một danh từ để diễn tả kiểu hành vi này - đó chính là Akrasia.
Akrasia là trạng thái con người bị thu hút vào một việc gì đó dù biết có việc khác cần phải làm. Một cách hiểu đơn giản, đây là sự trì hoãn hoặc thiếu tự chủ. Nó ngăn cản chúng ta theo đuổi đến cùng những gì mình đã đặt ra từ đầu.

Tại sao Victor Hugo cam kết viết một cuốn sách và sau đó bỏ ngỏ nó suốt năm ròng? Tại sao chúng ta lập kế hoạch, đặt thời hạn với các mục tiêu nhưng lại không thực hiện chúng?
Lời giải thích cho điều này đến từ thuật ngữ kinh tế học hành vi gọi là “sự không nhất quán về thời gian”. Tính không đồng nhất về thời gian đề cập xu hướng não bộ con người coi trọng phần thưởng trước mắt hơn giá trị đạt được trong tương lai.
Khi bạn lập kế hoạch cho bản thân - ví dụ như mục tiêu giảm cân hoặc viết sách, học ngoại ngữ - bạn đang lên kế hoạch cho tương lai của bản thân. Bạn hình dung về cuộc sống mà mình mong muốn ở phía trước. Và khi nghĩ về tương lai, não bộ dễ dàng bị thu hút bởi các giá trị đó.
Tuy nhiên, đến khi cần quyết định, bạn không còn đưa ra lựa chọn cho phiên bản tương lai của mình nữa. Bộ não bắt đầu trở về với thực tại, chỉ nghĩ về những gì đang diễn ra.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, phiên bản ở thời điểm hiện tại thích những phần thưởng trước mắt, thay vì lợi ích lâu dài ở phía trước như chúng ta đã đặt ra, kỳ vọng.
Đó cũng là lý do bạn đi ngủ trong cảm xúc hưng phấn, tràn đầy động lực nhưng khi thức dậy, lại rơi vào khuôn mẫu cũ. Chính vì thế, khả năng chống lại cám dỗ của lợi ích trước mắt là yếu tố dự báo cho sự thành công trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa vị trí mình đang đứng và nơi bạn muốn đến, phiên bản bạn muốn trở thành.

Trì hoãn, chần chừ với những kế hoạch đặt ra khiến chúng ta khó lòng đạt được mục tiêu. Ảnh minh họa: Pinterest.

"Liều thuốc" đánh bại sự trì hoãn









Dưới đây là 3 cách giảm trì hoãn mà tác giả James Clear giới thiệu cho độc giả:
- Lên kế hoạch hành động cho tương lai: Victor Hugo ném bỏ hết quần áo để tập trung cho viết lách. Ông tạo ra một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “chiến lược cam kết”.
Nó giúp cải thiện hành vi bằng cách gia tăng các trở ngại của hành vi xấu hoặc giảm mức nỗ lực cần bỏ ra để thực hiện hành vi tốt.
Bạn có thể hạn chế thói quen ăn uống trong tương lai bằng cách mua thực phẩm đã được phân chia trong các gói riêng lẻ, nhỏ thay vì gói lớn. Bạn có thể ngừng đốt thời gian trên điện thoại bằng cách xóa các trò chơi hoặc mạng xã hội.
Giảm mâu thuẫn khi bắt tay vào làmCảm giác tội lỗi và thất vọng của việc trì hoãn thường tồi tệ hơn nỗi khổ khi thực hiện công việc. Vậy tại sao chúng ta chần chừ? Vì chướng ngại vật không nằm ở quá trình thực hiện mà ở thời điểm bắt đầu.
Người Việt thường có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, hãy thu nhỏ mức độ của những thói quen xấu, tạo điều kiện cho mình thực hiện các thói quen khác một cách dễ dàng. Đừng vội nghĩ tới kết quả mà hãy duy trì thói quen trước.
Sử dụng các ý định thực hiện: Ý định thực hiện là khi bạn nêu rõ thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ, “tôi sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút vào (ngày tháng năm) tại (địa điểm)”.
Hàng trăm nghiên cứu thành công cho thấy ý định thực hiện tác động tích cực đến mọi thứ, từ thói quen tập thể dục đến tiêm phòng bệnh.
Bộ não của chúng ta thích phần thưởng ngay tức thì. Nó đơn giản chỉ là hệ quả của cách thức tâm trí chúng ta hoạt động.
Bên cạnh “Akrasia”, Aristotle còn đặt ra thuật ngữ "Enkrateia" - khả năng làm chủ chính mình. Hãy lập kế hoạch cho hành động, duy trì các thói quen tốt để chống lại sự trì hoãn, tiến gần hơn tới thành công của bạn.

Dù là vui vẻ hay khổ đau, may mắn hay bất hạnh - cũng là một cuộc gặp gỡ trong khoảnh khắc hữu tình.

Vẫn thường nghe: “Nước chảy hoa trôi”.

Nguyên ý: Nói đến cảnh xuân tàn hoa lụi; sau là mượn để nói về sự tàn lụi của đời người, sự hữu hạn của vạn vật trên thế gian này; ngụ tình thương xót bi ai.

Có một vị thiền sư đã lí giải câu này như sau: “Cánh hoa rụng xuống mặt nước, trôi theo dòng chảy. Hoa không định trước mình sẽ rơi xuống đâu. Nước miệt mài chảy không biết mình sẽ đưa cánh hoa về đâu. Cứ như vậy mà tình cờ gặp gỡ. Nhờ đó mà tạo nên phong cảnh hữu tình.”
Dù là vui vẻ hay khổ đau, may mắn hay bất hạnh - cũng là một cuộc gặp gỡ trong khoảnh khắc hữu tình. Ảnh: Guu.


Chỉ cần có thể nhìn bằng con mắt khác đi, mọi chuyện đều có thể khác đi rồi. Nhẹ nhàng tiếp nhận một chuyện bi thương, chuyện bi thương đã mang một ý nghĩa khác, dù bản thân nó vẫn là như vậy.

Theo tập tục của chúng ta, khi đám tang thì con cái trong nhà phải khóc thật lớn tiếng và kèn trống hát những lời bi ai. Chúng ta cứ tưởng rằng trên đời không có cách tiễn đưa cái chết nào khác!

Nhưng ở đâu đó trên thế giới, vẫn có những ngôi làng tiễn đưa cái chết của người già bằng những giai điệu vui tươi, bước nhảy rộn ràng. Họ vui mừng vì sự vận hành của tự nhiên, của đất trời.

Bản thân ta hiện hữu trên nhân gian đã là một mối duyên. Đó là cuộc gặp gỡ diệu kì giữa trời, đất và người. Đó là một cuộc tao ngộ tương phùng, nói dài lâu thì cũng dài lâu, nói ngắn ngủi thì là ngắn ngủi. Nếu có thể sống sao cho khoảnh khắc trở về với cội nguồn nguyên thủy trời đất có thể mỉm cười - ấy coi như là trọn vẹn.

Một đời người cũng là một khoảnh khắc hữu tình - trong cuộc tương phùng với trời đất này.

Chúng ta với mẹ cha cũng là một cuộc tương phùng.

Dù là vui vẻ hay khổ đau, may mắn hay bất hạnh - cũng là một cuộc gặp gỡ trong khoảnh khắc hữu tình.

Nếu cuộc gặp gỡ của chúng ta với đất trời đã ngắn ngủi, thì cuộc gặp gỡ với những đấng sinh thành lại càng ngắn ngủi hơn. Dầu họ đã mang đến cho ta điều gì, đó cũng là điều chúng ta có thể thản nhiên đón nhận. Bởi chúng ta không tự tạo tác nên cha mẹ mình, vậy tại sao chúng ta phải mặc cảm, tự trách mình vì những gì thuộc về họ?

Đã tương tác, gặp gỡ ắt hẳn trăm mối tương liên, điều gì cũng có thể đến. Không tránh khỏi sầu ai. Ảnh: Cuasohanhphuc.


Còn nếu chúng ta yếu đuối và thấy bản thân mình nhỏ bé, chúng ta tự ti về mình và sự tồn tại của mình - thì đó là phần chúng ta phải chịu trách nhiệm. Bởi vì, đó là cái duy nhất chúng ta có quyền thay đổi, tạo lập.

Nương theo lý lẽ của người đời để đau khổ, để biện hộ cho việc bản thân không thể vượt thoát khỏi hoàn cảnh, không thể sống theo sự nhìn nhận của bản thân - chẳng hóa ra phó mặc mình cho họ hay sao?!

Với chuyện tình cảm kia, đến được với nhau là viên mãn. Không thể ở bên nhau, vậy thì sự gặp gỡ vừa qua cũng không thể coi như không-có.

Đó mới chính là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất lưu dấu trong ta. Dù rằng ngắn ngủi nhưng nhiều niềm thương yêu. Dù rằng chẳng thể vĩnh viễn nhưng ý nghĩa dài lâu.

Nếu có thể vì đoạn tình ấy mà lớn lên, mà thấu tỏ nhiều điều, chẳng hơn miễn cưỡng bên nhau mà chuốc thêm đau khổ muộn phiền hay sao?!

Để nói, mỗi cuộc gặp gỡ trong nhân gian này đều đáng quý ở hiện tại. Không phải gặp rồi để sau này thành ký ức tươi đẹp, cất trong album ảnh thi thoảng đem ra ngắm nhìn, post lên mạng xã hội để sang năm nhắc nhau chia sẻ lại, cũng không phải để cuối đời ngồi nhâm nhi, không phải liều thuốc giảm đau mỗi khi vết thương hé miệng, cũng chẳng phải thứ để mỉm cười chua xót.

Không phải để nói, hữu tình thì chẳng bi ai. Đã là hữu tình thì trăm sự cũng là vạn tình. Có gặp có sự, có sự có tình. Tình đẹp tình đau. Tình sầu tình khổ… Đã tương tác, gặp gỡ ắt hẳn trăm mối tương liên, điều gì cũng có thể đến. Không tránh khỏi sầu ai.

Có thể như vị thiền sư kia, nhìn chuyện thế sự nhân gian hữu hạn hay lụi tàn cũng như một phong cảnh hữu tình, lòng sẽ nhẹ nhõm để tìm cách sống của bản thân.

Hiểu ra rằng, tiễn đưa cái chết có thể bằng tiếng khóc, nhưng không-nhất-định phải bằng tiếng khóc.

Nếu vào khoảnh khắc của sự gặp gỡ tương phùng, có thể hết mình coi trọng, có thể dồn tâm huyết, có thể ân cần đối đãi, có thể trải lòng thành thực… thì chuyện quá khứ hay tương lai không còn làm ta muộn phiền.
Hết lần này, lần khác, người đôi lúc quan tâm. Rồi chỉ trong tích tắc, đã hút xa ngoài tầm!

Em mong người đừng đến


Cười với em dịu dàng

Nhìn em bằng trìu mến

Để lòng em xốn xang

***

Nhưng rồi người đi vội

Như mưa đổ cái ào

Em còn đang bối rối

Chẳng kịp nói câu nào

Thôi mình dừng đuổi bắt, chân cũng biết rã rời. Ảnh: Mê Tâm.


Ủa! Vậy là gì nhỉ?

Rốt cuộc người yêu không?

Mà mặc em nhàu nhĩ

Người lại đi... lòng vòng!

***

Hết lần này, lần khác

Người đôi lúc quan tâm

Rồi chỉ trong tích tắc

Đã hút xa ngoài tầm!

***

Thôi mình dừng đuổi bắt

Chân cũng biết rã rời

Huống gì hai con mắt

Ngóng điều mãi xa vời!

Tình yêu đôi khi vậy, mập mờ đến khó tin. Ảnh: Tumblr.


Tình yêu đôi khi vậy

Mập mờ đến khó tin

Tim vừa rung động lại

Đã tan vỡ thình lình

***

Em hỏi lại lần nữa

Rốt cuộc người yêu không?

Không, em về... khép cửa

Dẫu nước mắt lưng tròng...

Vừa sang tháng âm, bà tôi đã ngóng rét nàng Bân như thể đợi bước chân người nơi xa trở về. Liệu lòng người mong thêm ngày lạnh giá, hay chờ ngày nắng ấm rất gần?

Mấy hôm nay, trời ủ dột như người đương khỏe mạnh bỗng dưng phải cảm. Cứ ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ là thấy mây xám xịt, nắng biến đi đâu mất. Gần cả tháng phải giam mình ở nhà, trong người cũng vì thế mà tích sẵn những nóng nảy, buồn bực vô cớ. Chẳng biết làm gì để hết ngày dài, đành hít một hơi thật sâu, để tâm trí bồng bềnh trôi về quá khứ.

Tôi nhớ, mỗi độ cuối tháng ba âm, bà ngoại lại lẩm nhẩm tự hỏi không biết bao giờ trời mới trở rét. Trời trở gió có mấy hôm, mà sao bà lịch kịch lo đủ thứ. Nào phơi áo, hong chăn, rồi đem nắm hạt rau ra treo ở đầu hè cho khỏi mốc. Nhìn bà tất bật chẳng khác nào hồi chớm đông, hết lo cho mấy chum đỗ để dành ăn Tết, lại nhớ đến vài cân nếp tháng mười, không biết đã khô nỏ hay chưa?

Thế rồi, trời cũng trở rét. Suốt một ngày, mưa cứ lâm thâm, rả rích, đến chiều thì rét thật. Gió lạnh kèm theo hơi nước khiến người ta thấy buốt tận chân tóc. Người lớn đi làm về sớm, trẻ con cũng chỉ biết rủ rú ở nhà, lạnh thế này thì còn chỗ nào mà chơi với bời.
Trời lạnh, ai ở Hà Nội có nhớ cá kho Hàng Bè. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Đến bữa cơm, cả nhà ngồi quây quần quanh nồi cá đồng kho với khế chua, thêm bát canh tép nấu với mồng tơi cùng với mấy quả cà pháo vừa ngấu tới, mà ai cũng thấy ngon. Mấy con cá đồng, tuy hơi nhiều xương, nhưng bù lại được cái lúc nào cũng tươi rói, thịt lại ngọt. Kho cùng mấy quả khế chua, mùi tanh chẳng còn một gợn, ăn đưa cơm vô cùng. Cá kho là món có thể ăn quanh năm, mùa nào cũng có, nhưng ăn cá kho ngon nhất vẫn là vào mùa đông.

Rong ruổi ở ngoài đường cả ngày: bụng đói, người run lên cầm cập mà được bát cơm với cá kho cùng tô canh nóng thì còn gì bằng. Nếu được nồi cá “húi”, vùi kỹ trong bếp rơm chừng nửa ngày, nhừ đến độ tan cả xương, nhưng thịt cá vẫn ngọt thì ngon hết sảy. Nếu không, chỉ cần con cá chép cỡ vừa, kho cùng với bát nước chè xanh và vài lát nghệ, nêm cho vừa mắm muối cũng ngon lắm rồi.

Đêm rét nàng Bân, được vùi mình trong chăn ấm, ngủ một giấc thật ngon, bù lại những trằn trọc của mấy ngày dở dở, ương ương “chưa nắng đã oi” của tháng ba nhiều nghịch ngạo thì hay biết mấy. Cái chăn con công cả nhà đắp đã bốn năm mùa, mấy ngày nay được hong dưới nắng. Mùi thơm của nắng non như thấm vào từng sợi vải, làm chị em tôi cứ hít hà mãi. Cảm giác thật thích thú, y như được đắp chăn mới vậy.
Khoai nướng và ngô nướng cũng là món khoái khẩu của mùa đông. Ảnh: My tour.

Rét có mấy ngày, hai chị em tranh thủ ăn hết những món khoái khẩu của mùa đông. Hết cá kho, lại đến khoai lang và ngô nướng. Làm sao quên được cái háo hức khi cời củ khoai đã vùi cả buổi trong bếp củi. Chưa bóc hết lớp vỏ lấm lem đầy muội than, đã thấy mùi thơm ngào ngạt dâng lên khắp hai cánh mũi. Khoai luộc chỉ hấp dẫn người ta ở cái bở tơi, nhưng khoai nướng còn hấp dẫn ở mùi thơm bùi bùi của khói bếp.

Những ngày trời trở rét, kiểu gì mấy chị em tôi cũng rủ nhau nướng ngô. Từ hôm trước, mấy đứa cháu đã lẽo đẽo theo sau chân ông như gà con theo mẹ. Ai cũng năn nỉ ông vót cho một que tre thật dài, mà đầu lại phải nhọn. Hôm sau, vừa mới xin được mấy bắp ngô nếp, chúng tôi hăm hở xiên chúng vào que tre và cho ngô lên bếp nướng.

Huyên thuyên cả buổi, hết bao nhiêu là chuyện, mấy bắp ngô cũng kịp chín tới. Có lúc, mải chuyện quá, mấy chị em tôi làm ngô bị quá lửa, cháy đen một mảng. Hình như cũng vì thế mà bắp ngô ấy thơm hơn thì phải. Ăn ngô nướng, không thể gặm ào ào như ngô luộc được, phải ngồi nhẩn nha, tẽ từng hạt ra ăn mới ngon. Ngày gió rét, bàn tay lạnh ngắt mà được cầm bắp ngô hay củ khoai nóng hổi thì còn gì bằng. Những ấm áp phải chăng luôn đến từ điều nhỏ nhặt.
Nhìn lên nền trời xanh ngắt, ta còn tiếc nhớ mùa cũ? Ảnh: Sao star.

Thuở bé, tôi thắc mắc không hiểu tại sao bà luôn mong rét nàng Bân. Sau này, lớn lên tôi mới hiểu. Đợt rét ấy như một dấu mốc, nhắc nhở người ta rằng đã hết mùa đông. Bà chỉ mong mùa đông chóng qua để những mùa mới lại được sinh sôi. Từ đó, người nông dân bắt đầu gieo hạt, trồng cấy, rồi lam lũ một nắng hai sương để thu về những ngọt bùi, thơm thảo.

Hơn trăm ngày sống trong giá lạnh, chắc hẳn con người ta cũng nhiều luyến lưu. Cái rét nàng Bân như một món quà để ai đó chia tay mùa cũ, tạm rời xa những nhung nhớ đầy ấm áp. Rét nàng Bân năm nay, tôi mơ được về bên căn nhà nhỏ, ôm bà ngủ say trong tấm chăn còn thơm mùi nắng.

Khi ta xem thành công của người khác là “may mắn”, là ta đang chỉ bắt mình nhìn vào phần nổi của tảng băng chìm.

Năm 1994, doanh nhân Mỹ Barnett Helzberg gây dựng một chuỗi cửa hàng bán lẻ trang sức đạt doanh thu đến 300 triệu USD/năm. Ông muốn bán doanh nghiệp của mình để được thảnh thơi nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng chưa biết phải bán cho ai. Rồi một ngày, trong lúc đang đi bộ ngang khách sạn Plaza Hotel ở New York, ông bỗng nghe giọng một phụ nữ cất tiếng gọi “ông Buffett ơi”. Băn khoăn không biết liệu đây có phải là nhà đầu tư tỉ phú Warren Buffett hay không, Helzberg vẫn chủ động thử vận may bằng cách chủ động đến chào người đàn ông lạ mặt và tự giới thiệu về mình.

Hóa ra đó chính là Warren Buffett thật. Và đúng một năm sau, Helzberg đã bán được doanh nghiệp của mình cho nhà đầu tư. Tất cả chỉ nhờ vào một tiếng gọi ngẫu nhiên cất lên giữa New York rộng lớn. Một minh họa không thể hoàn hảo hơn cho câu nói của Seneca, khi sự “chuẩn bị” (một doanh nghiệp có sẵn và đang cần bàn) gặp gỡ “cơ hội” (Warren Buffett), Helzberg đã “may mắn”.

Quả thật, nhắc đến may mắn là bàn đến một phạm trù thú vị. Suy cho cùng, biết bao nền văn minh và nền văn hóa, từ Đông sang Tây, đều nhắc đến may mắn như một thực thể ngoại vi, một “thực thể” có khả năng tác động đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, “ban” cho ta những niềm hạnh phúc và nhấc ta thoát khỏi những bế tắc khổ ải của kiếp người. Vậy ta cần hiểu sao cho đúng về bản chất nếu có của cái gọi là may mắn?
Bản chất của sự may mắn chính là sự cần cù, siêng năng và chăm chỉ.

Tôi xin bắt đầu bằng việc kể câu chuyện về một chuyến du lịch nước ngoài. Có vẻ như bạn gái tôi để quên điện thoại trên ghế và chỉ phát hiện việc này khi đang đi vào làm thủ tục hải quan. Chúng tôi lập tức thông báo cho nhân viên sân bay để nhờ họ kiểm tra máy bay, nhưng đã quá muộn, chiếc máy bay đã trên đường quay về TP.HCM. Xác suất để chúng ta tìm được một vật dụng bị thất lạc trên một chiếc máy bay là bao nhiêu? Tôi tin là không nhiều. Chúng tôi bèn nhờ người thân liên lạc với bộ phận quản lý hành lý thất lạc của sân bay Tân Sơn Nhất để thông báo cho họ về hình dáng chiếc điện thoại, số ghế và mã hiệu chuyến bay của chúng tôi, trong trường hợp họ tìm thấy nó - nếu chúng tôi đủ may mắn.

Vấn đề là, trong suốt chuyến đi, nếu bạn gái tôi không vui vì bị mất điện thoại cùng nhiều dữ liệu quan trọng trong đó, tôi lại cảm thấy rất nhẹ nhàng và luôn thường trực một dự cảm rất khó giải thích là chiếc điện thoại đã an toàn và đang chờ chúng tôi ở sân bay quê nhà sau chuyến đi. Và kết quả đúng như vậy. Ngay sau khi vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi ra thẳng khu vực hành lý thất lạc và được những nhân viên rất tử tế ở đây trao lại đúng chiếc điện thoại của bạn gái tôi.

Chúng tôi đã may mắn. Đúng như vậy? Nhưng tại sao? Liệu có phải do tôi luôn giữ một tinh thần lạc quan tối đa về sự việc nên chúng tôi đã may mắn? Hay chúng tôi may mắn vì đã chủ động gọi cho nhân viên sân bay ở Việt Nam?

Thử tìm hiểu những câu chuyện đại chúng hơn, là lập trình viên Nguyễn Hà Đông với game Flappy Bird và rapper Đen Vâu. Con người ta có xu hướng xem thành công của người khác là do “may mắn”, một cách (vô tình hoặc cố ý) hạ thấp giá trị và thành quả lao động của người đó, hoặc phổ biến hơn là để xoa dịu phần nào cái tôi “tham - sân - si” khi thấy bản thân không được thành công như người khác. Nói cách khác, khi ta xem thành công của người khác là “may mắn”, là ta đang chỉ bắt mình nhìn vào phần nổi của tảng băng chìm.

Theo tôi, trong cả hai trường hợp kể trên, thì may mắn lại là “hệ quả” chứ không phải “nguyên nhân”.

Nguyễn Hà Đông, trong một tâm sự mới đây tại một tọa đàm về chủ đề khởi nghiệp và công nghệ, cho biết anh học lập trình từ năm 15 tuổi và bắt đầu tìm tòi lập trình game từ năm 17 tuổi, khi chuẩn bị làm chàng sinh viên năm nhất Đại học Bách khoa Hà Nội. Và cứ thế, trong lúc nhiều bạn đồng lứa đang đốt thanh xuân và thời gian vào những quán net thâu đêm hoặc chỉ biết ngày ngày cắp sách “suông” lên giảng đường, thì Đông đã kiếm được việc làm nuôi thân từ năm hai và tự mở công ty từ năm 2011, chỉ hai năm trước khi làm ra Flappy Bird.

Đối với Đen Vâu, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến anh phải làm công việc công nhân vệ sinh (tức là nhặt rác) trên vịnh Hạ Long, nhưng ngày nào anh cũng tập tành mày mò sáng tác và chơi nhạc rap. Ròng rã suốt 10 năm trời “tu luyện” trong giới underground, để rồi vào một ngày đẹp trời, anh sáng tác ra bài hit Đưa nhau đi trốn.

Và sau Flappy Bird và Đưa nhau đi trốn thì phần còn lại đã là lịch sử, tôi không cần nhắc lại.

Vậy, giữa hai con người này có điểm gì chung? Chính là sự siêng năng và chăm chỉ. Họ siêng năng với công việc họ làm. Họ thật sự yêu công việc họ làm. Và may mắn, trong cả hai trường hợp này, là “phần thưởng” dành cho họ. Nói cách khác, may mắn chỉ là “hệ quả”, không phải “nguyên nhân”.

Để chốt bài theo một cách ít giáo điều nhất, ta có thể kết luận, bản chất của sự may mắn chính là sự cần cù, siêng năng và chăm chỉ - theo nghĩa tích cực nhất của những phẩm chất này, dù bạn là ai, làm gì hay ở đâu?